Kỷ nguyên mới cho Hành trình phát triển Công nghệ Giáo dục tại Việt nam: Hệ sinh thái học đường thông minh
Báo cáo tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 tại Davos với sự tham gia của hơn 2500 nhân vật ảnh hưởng và quyền lực nhất thế giới đã chia sẻ con số đáng suy ngẫm: 65% số người học vẫn học những thứ liên quan đến nghề nghiệp tương lai mà hiện nay đã không còn tồn tại; 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ được chuyển sang tự động hóa trong 2 thập kỷ tới và đến năm 2020, hơn 50% nội dung dạy học trong nhà trường các cấp sẽ không còn hữu dụng trong vòng 5 năm sau đó (Klaus Schwab, 2016).
Khởi nguồn của hành trình phát triển công nghệ giáo dục tại Việt Nam
Tiền thân của LabHok là Classi Japan một tập đoàn công nghệ giáo dục hàng đầu tại Nhật Bản với nhiều thành tựu to lớn và những dấu ấn mạnh mẽ đi cùng sự phát triển của nền giáo dục Nhật Bản. LabHok là nền tảng được khai sinh và ra đời tại Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu số hoá của Giáo dục và đáp ứng đầy đủ chức năng quản lý của nhà trường, phát huy vai trò giảng dạy, đánh giá của giáo viên và thúc đẩy sự hứng thú trong học tập của học sinh.
Thời điểm bắt đầu vào đầu năm 2018, dựa trên những thành công sẵn có tại Nhật và sự tin tưởng về xu hướng ứng dụng công nghệ vào giáo dục, tuy nhiên, đội ngũ LabHok vẫn phải đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết của mình vào nghiên cứu thị trường Việt Nam. Đối với giáo dục, để khai phá và hiểu được cụ thể những kỳ vọng của các trường, các giáo viên chủ nhiệm và bộ môn, chúng tôi phải đến tận nơi, hỏi chuyện nhiều người, tổng hợp ý kiến, làm thống kê cụ thể và cẩn thận lọc ra những thành tố quan trọng nhất cho hướng đi của LabHok. Chúng tôi đã xuất phát từ kỳ vọng của chính nhà trường và giáo viên để tạo ra một hệ sinh thái dành riêng cho họ. Do đó, LabHok cần đảm bảo những yếu tố như: phải là một hệ sinh thái giáo dục trọn vẹn, đa tính năng, đa tác vụ, dễ dàng xuất báo cáo thống kê và theo dõi tình hình của từng học sinh, bảo mật thông tin cao và thân thiện, gần gũi với người dùng.
Vậy liệu một sản phẩm được tạo ra từ nguyện vọng của các giáo viên có dễ tiếp cận chính họ?
Khi mà LabHok đã ra được phiên bản đầu tiên, chúng tôi định hướng rõ được nhiệm vụ lớn lao của mình là tạo ra môi trường học tập chủ động (Active Learning), học tập theo phương pháp cá nhân hoá (Adaptive Learning) và nhiệm vụ trước mắt của LabHok là đồng hành cùng các thầy cô để từng bước thích ứng với công nghệ giáo dục và bắt kịp những bước tiến mạnh mẽ của cải cách giáo dục.
Từ định hướng rõ ràng đó, trong năm đầu ra mắt, LabHok đặt những viên gạch đầu tiên của mình tại địa bàn Hà Nội. Các trường THPT đầu tiên ứng dụng LabHok vào quản lý, giảng dạy phần lớn là nhóm trường chuyên và trường tư thục. Các thầy cô cũng rất năng động, luôn nỗ lực tìm kiếm giải pháp để thích ứng với cải cách giáo dục, chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy, tiếp cận học sinh. Càng là những thầy cô ở khối THPT lại càng nhanh chóng theo kịp xu hướng học tập của học sinh - thế hệ hiện đại, nhạy bén và ngày càng chủ động học tập thông qua internet. Tuy nhiên mặc dù có sẵn nhu cầu thay đổi nhưng để hoàn toàn thay đổi thói quen người dùng trong giáo dục không hề dễ dàng. Chỉ một bộ phận nhỏ các thầy cô thực sự ứng dụng LabHok trong giảng dạy, thi cử và theo sát học sinh. Đây vừa là khó khăn, vừa là thách thức rất lớn với đội ngũ LabHok bởi nếu không thực sự sử dụng hoặc không sử dụng một cách đồng bộ, thầy cô không thể trải nghiệm được những tiện ích toàn diện của LabHok.
Điểm mấu chốt để LabHok thay đổi tình thế chính là thời điểm xảy ra đại dịch. Đội ngũ LabHok cũng rất lo lắng bởi bản thân LabHok lúc đó là một sản phẩm mới vào thị trường, chưa có nhiều cơ hội để quảng bá cũng như nắm bắt được thị trường và xu hướng phát triển của người dùng. Tuy nhiên, chính thời điểm đó, các trường đều phải cho học sinh nghỉ học ở nhà để phòng tránh dịch bệnh và bản thân nhà trường cũng rất lo lắng về việc giảng dạy, đảm bảo chất lượng học tập cho học sinh và giải tỏa được những căng thẳng của phụ huynh.

Đối với các khối trường đã sử dụng LabHok, thầy cô nhanh chóng tận dụng được những tính năng nổi trội của LabHok như phòng học trực tuyến, tính năng tạo đề kiểm tra online, tổ chức các bài kiểm tra ngắn, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ THPT trên LabHok mà vẫn đảm bảo được chất lượng bài làm. Các thầy cô dễ dàng theo dõi và đánh giá được kết quả học tập của học sinh thông qua phần mềm, xuất báo cáo thống kê chi tiết kết quả học tập của từng học sinh, từng lớp học. Như vậy, các nhà trường đã bắt đầu hưởng ứng việc tối ưu công cụ để LabHok đảm nhận trọn vẹn vai trò của mình là một hệ sinh thái học đường thông minh. Đối với LabHok, đó là một thành công đáng kể và cũng là niềm tự hào của toàn bộ đội nhóm LabHok.
Bên cạnh đó, đối với các nhà trường chưa từng tiếp cận với LabHok, chúng tôi xây dựng cho các thầy cô một cái nhìn trực quan thông qua các buổi demo và cung cấp một năm đầu trải nghiệm không tính phí để thầy cô cởi mở hơn với việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, đặc biệt là trong một tình thế khó khăn. LabHok phát triển một các nhanh chóng và bắt đầu lan rộng ra các tỉnh thành, đặc biệt là Vĩnh Phúc. Tháng 11 năm 2020, LabHok chính thức xuất hiện và triển khai trên các trường THPT tại Vĩnh Yên và Phúc Yên. Kể từ giai đoạn đó trở đi, LabHok đã vươn lên đứng Top đầu về cung cấp giải pháp giáo dục cho nhà trường.

Kỷ nguyên mới cho hành trình phát triển công nghệ giáo dục tại Việt Nam
Điểm thành công nhất của LabHok nằm ở Ngân hàng đề chất lượng cao và tính năng tạo đề, kiểm tra đa chức năng, tuy nhiên, LabHok không đơn thuần là một sản phẩm web test. Trong kỷ nguyên tiếp theo của hành trình phát triển công nghệ giáo dục, Lab Hok sẽ có những bước tiến xa hơn nữa trong giai đoạn 2022-2027:
- Phát triển hệ thống LabHok theo mô hình “SMARTER Education” với các tính năng được thiết lập theo một hệ thống công nghệ giáo dục chỉnh thể, có tác động tương hỗ, thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học. Với các thành tố bao gồm:
- S (self-directed): tự định hướng.
- M (motivated): tạo động lực.
- A (adaptive): tính thích ứng cao.
- R (resources): các nguồn lực, tài nguyên, học liệu mở rộng.
- T (technology): dựa trên nền tảng công nghệ.
- E (engagement): khuyến khích sự tham gia.
- R (relevance): sự phù hợp.
- Triển khai hệ thống Thi thử THPT và Thi thử đánh giá năng lực phiên bản cao cấp và đa chức năng. Bên cạnh việc Tổ chức thi thử cho nhà trường, LabHok sẽ đáng ứng nhu cầu thi thử của cá nhân học sinh, xây dựng hệ thống tự động đánh giá và đề xuất ôn tập theo năng lực học sinh.
- Hệ sinh thái LabHok kỳ vọng sẽ phát triển đa dạng hóa các “sản phẩm giáo dục”, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nhờ cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi giá trị trong giáo dục.
- LabHok sẽ hỗ trợ nhà trường thích ứng với những thay đổi trong kỳ vọng của người học và khả năng đáp ứng của các nhà trường (khả năng thích ứng, có việc làm và tự tạo việc làm sau tốt nghiệp; khả năng duy trì và phát triển chuyên môn nghề nghiệp; cơ hội học tập suốt đời…)
Chúng tôi lạc quan rằng bằng cách khai thác công nghệ mới, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công cụ phù hợp, tăng cường các hoạt động chuyển giao công nghệ, đây có thể là thập kỷ quyết định nhất đối với mục tiêu hành động vì sự nghiệp phát triển công nghệ giáo dục tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được thực hiện vai trò của mình và giúp ươm tạo tài năng cho thế hệ trẻ , phát triển tầm nhìn cho người học, với mô hình “một người học, đa chương trình, đa khuôn viên”.